Con số nguy cơ phụ nữ mang thai truyền viêm gan C cho thai nhi là khoảng 5%. Viêm gan là một căn bệnh có thể gây hại cho gan .Người mắc bệnh, có thể không biết vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến loại virus âm thầm này, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai được xác định bị viêm gan C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trường hợp lây truyền virus viêm gan C hoặc HCV cho thai nhi là rất hiếm.
Phụ Nữ Mang Thai Bị Viêm Gan C, Liệu Có Lây Truyền Cho Thai Nhi Không?
Đọc thêm:
Viêm gan C hoặc HCV là gì?

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), viêm gan C là một bệnh gan do HCV gây ra. Theo ước tính có khoảng 170 – 180 triệu người bị nhiễm virus viêm gan C mạn tính có nguy cơ phát triển thành xơ gan và/hoặc ung thư gan. Mỗi năm có 3 – 4 triệu người bị nhiễm virus viêm gan C trên toàn thế giới và khoảng 400.000 người chết vì bệnh gan liên quan đến viêm gan C mỗi năm, chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.

Virus viêm gan C có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như dịch âm đạo hoặc tinh trùng).

Nói chung, sự lây lan của virus xảy ra khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh hoặc sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng (ống chích ma túy, kim xăm, hoặc ống tiêm không tiệt trùng) được người bị nhiễm bệnh sử dụng.

Tỷ lệ nguy cơ phụ nữ mang thai truyền HCV cho thai nhi là 5%. Thậm chí, con số nguy cơ này có thể tăng lên nếu người mẹ bị nhiễm HIV.

Mặc dù vậy, vẫn chưa có phát hiện nào liên quan đến phụ nữ mang thai bị viêm gan C sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Điều đó cho thấy, ngay cả khi phụ nữ đang mang thai cũng sẽ không đẩy nhanh quá trình bệnh hoặc làm cho bệnh trở lên trầm trọng hơn.

Các triệu chứng viêm gan C

Dưới đây là những triệu chứng của bệnh viêm gan C mà phụ nữ mang thai cần lưu ý.

  • Đau bụng.
  • Buồn nôn.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Cảm thấy đau nhức.
  • Giảm sự thèm ăn.

Ảnh hưởng của virus HCV đối với thai nhi

Như đã đề cập ở trên, virus viêm gan C lây truyền cho thai nhi là rất hiếm. Sự lây truyền có thể xảy ra trong tử cung, trong khi sinh hoặc sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, nhìn chung thai nhi trong bụng mẹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi loại virus này.

Cho đến nay, không có cách nào để ngăn chặn loại  virus lây lan sang trẻ sơ sinh. Tuy vậy, thai phụ bị HCV vẫn có thể sinh thường và không bắt buộc phải mổ lấy thai.

Điều trị viêm gan C – virus HCV khi mang thai

Nếu đang mang thai, các chuyên gia, bác sĩ sản khoa có thể không cho bạn dùng thuốc điều trị viêm gan C vì những loại thuốc này có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình sinh nở.  Do vậy khi mang thai tốt nhất là không dùng thuốc khi không cần thuốc (kể cả thuốc bổ gen)

Đối với những bà mẹ đang trong kế hoạch mang thai nếu đủ điều kiện tài chính,  nên quyết định điều trị ngay vì nồng độ siêu vi C trong người tương đối cao với thời gian điều trị là 12 tháng (do siêu vi C bạn mắc thuộc kiểu gene 1). Nếu hiệu quả, sau khi ngưng thuốc 6 tháng có thể có thai và không lo lây nhiễm cho con. Nếu chưa có khả năng điều trị, việc có con vẫn có thể nhưng cần theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ. nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa để chữa khỏi bệnh viêm gan trước.

Nếu bị viêm gan C, người bệnh cần phải tránh hoàn toàn rượu và các loại thuốc khác có thể gây hại cho gan của bạn. Ngoài ra, cố gắng không dùng chung đồ vật cá nhân với người khác, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không dùng chung kim tiêm và chỉ nên sử dụng kim tiêm dùng một lần.

Đó là sơ lược về bệnh viêm gan C và những ảnh hưởng của nó đối với thai nhi. Giữ vững tinh thần nhé các Mẹ và đừng quên luôn giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân để thai nhi trong bụng mẹ được duy trì và khỏe mạnh.