Cha/mẹ muốn nhận con ruột của mình hoặc làm các giấy tờ xác nhận nhân thân, chứng minh thư, nhập khẩu… một trong những yêu cầu bắt buộc là phải xét nghiệm ADN. Vậy làm sao để xét nghiệm đúng, đạt yêu cầu và dựa trên cơ sở nào ?

Xét nghiệm ADN huyết thống cần lưu ý những điều gì ?

Đọc thêm 

> Xét nghiệm ADN cha con trước sinh không xâm lấn.

> Xét nghiệm ADN cha con làm thủ tục hành chính

Xét nghiệm ADN là gì?

ADN là axit nucleic nơi lưu trữ tất cả thông tin về di truyền. ADN trong tế bào được sắp xếp thành các phần tử gọi là nucleotide. Riêng con người có khoảng 3 tỷ cặp nucleotide trong mỗi tế bào. Có 4 loại nucleotide, mỗi loại được ký hiệu bằng các chữ cái A, C, T và G. A là adenin, C là cytisone, G là guanin và T là thymine. 3 tỷ cặp nucleotide bao gồm các biến thể trong trình tự của 4 loại nucleotide. Tất cả 3 tỷ cặp nucleotide được gọi là bộ gen của con người. Một số bộ gen của con người được thừa hưởng từ cha và một số từ mẹ”.

ADN là duy nhất và có tính di truyền. Do vậy, việc xét nghiệm ADN sẽ là bằng chứng xác thực và chính xác nhất mà khoa học ngày nay có thể làm để đảm bảo về nguồn gốc, huyết thống trong đời sống và trong cả pháp lý.

Xét nghiệm ADN cần những mẫu xét nghiệm gì ?

Nếu tôi muốn làm xét nghiệm ADN thì cần chuẩn bị những gì? Đây là câu hỏi thường xuyên của nhiều người.

Tùy theo từng trường hợp, hoàn cảnh các mẫu ADN sẽ được thu thập khác nhau. Thông thường để xét nghiệm quan hệ đặc biệt này mẫu xét nghiệm cần thiết thường là máu của người muốn xét nghiệm – nơi có thể lấy ADN là từ các tế bào bạch cầu.

Nhưng trên thực tế, DNA của con người cũng có thể được lấy từ tóc có chân, niêm mặc miệng, móng tay, móng chân, cuống rốn, bàn chải đánh răng, quần áo.… DNA của  mẫu xét nghiệm này sau đó sẽ được tách chiết trước khi được xử lý bằng các kỹ thuật phân tử khác nhau để xác định các đặc điểm bộ gen tại các vị trí đã xác định trước đó.

Xét nghiệm ADN có thể dùng làm tài liệu pháp lý được không?

Về xét nghiệm ADN huyết thống cha-con thì không có xét nghiệm nào trong số này có thể đảm bảo sự thật tuyệt đối 100%. Trên thế giới, mặc dù không có xét nghiệm nào có thể tuyên bố cung cấp độ chính xác 100%, nhưng với ADN, khoa học đã có thể chứng minh được chính xác lên tới 99,99999%.

Do vậy, các thông tin xét nghiệm ADN hoàn toàn có thể được chấp nhận để làm các thủ tục pháp lý có liên quan và được Nhà nước, các cơ quan hành pháp chấp nhận như một văn bản chính thống và có cơ sở khoa học để giải quyết các thủ tục. Ngay các cơ quan lãnh sự, Bộ ngoại giao và các Đại sứ quán thế giới cũng chấp nhận các kết quả xét nghiệm ADN để làm hồ sơ:

 – Thủ tục nhận con, đổi tên, làm giấy khai sinh…

 – Thủ tục xuất ngoại, thủ tục nhận con, thủ tục nhập quốc tịch, đoàn tụ…

 Quy định pháp luật về xét nghiệm ADN làm thủ tục pháp lý bắt buộc 

  • Tại Khoản 2 Điều 89, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định con như sau: “2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”  Các bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xác nhận lại quan hệ cha con. Về nguyên tắc, nếu muốn xác nhận một người không phải là con mình thì bạn phải cung cấp chứng cứ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gen.  Người có yêu cầu giám định gen phải nộp lệ phí giám định gen. Bạn không nên tự đi giám định ADN bởi việc giám định do bạn tự thực hiện sẽ không được coi là đúng với trình tự thu thập chứng cứ nên chứng cứ không được chấp nhận là hợp pháp. 
  • Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 quy định như sau:

        Về điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:

       Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

  • Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

      – Về thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

      + Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. 

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

Trên cơ sở đó thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Căn cứ vào các quy định trên thì pháp luật về hộ tịch không quy định khi nhận cha, mẹ, con  đương sự bắt buộc phải có xác định ADN. Do đó, đối với trường hợp của bạn khi bạn muốn nhận con thì không cần thiết phải có xét nghiệm ADN.

Xét nghiệm ADN nhận cha con ở đâu uy tín và đảm bảo chính xác?

Viện công nghệ ADN và phân tích di truyền Genlab đạt chứng chỉ quốc tế cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ ADN phân tích di truyền. Trang thiết bị được Genlab trang bị hiện đại đến từ các nước có nền y tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh Quốc, Đức…Cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, quy trình xét nghiệm chặt chẽ, nghiêm ngặt đảm bảo khách quan và chính xác. Tuyệt đối bảo mật thông tin khách hàng. Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ Genlab gặp các chuyên gia tư vấn về các xét nghiệm này.

Tags: ,