Ở Việt Nam, số ca tử vong do ung thư gan cao gấp 3 lần tai nạn giao thông. Virus viêm gan B và C gây ra hơn 80% ca bệnh ung thư gan được chẩn đoán hiện nay.

Báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) cho hay thế giới ghi nhận 840.000 ca mắc ung thư gan mới vào năm 2018. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 về tỷ lệ mắc ung thư gan, tính chung ở cả 2 giới.

Theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018, Việt Nam có 25.335 ca ung thư gan mới, đứng đầu bảng trong tất cả bệnh ung thư. Số ca tử vong do căn bệnh này là 25.404 trường hợp và cũng đứng đầu về tỷ lệ tử vong do ung thư, cao gấp 3 lần tai nạn giao thông.

Số ca ung thư gan có xu hướng tăng mạnh trong một thập kỷ trở lại đây. Theo nghiên cứu được đăng tải trên NCBI, năm 2010, số ca mắc mới nhiều nhất thuộc về ung thư phổi, gan đứng thứ 3. Năm 2018, ung thư gan đã chiếm vị trí số một.

Đối với nữ giới, trong mười năm qua, ung thư gan thuộc nhóm 5 bệnh mắc nhiều nhất.

Ty le ung thu gan tang cao anh 1
Tỷ lệ mắc ung thư gan những năm gần đây tại Việt Nam tăng rất nhanh. Ảnh: BVCC.

Tại hội thảo “Bước tiến mới trong kiểm soát và điều trị bệnh gan”, PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia về bệnh gan mật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, cho hay nguyên nhân khiến ung thư gan tăng chóng mặt trong những năm qua là tình trạng nhiễm virus viêm gan cao cùng thói quen tiêu thụ rượu bia nhiều.

Ngoài ra, thực phẩm và môi trường sống tồn dư hóa chất bảo quản, thuốc trừ sâu, diệt cỏ; tình trạng tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại có thành phần paracetamol, cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Trong số nguyên nhân trên, virus viêm gan B và C chiếm chủ yếu, gây ra hơn 80% ca bệnh ung thư gan được chẩn đoán hiện nay.

Theo số liệu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố năm 2018, thế giới có khoảng 325 triệu người (4% dân số) nhiễm virus viêm gan B và C.

Ở Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho hay tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C cao hơn nhiều, trung bình khoảng 10-15% dân số. Trong đó, nhiều vùng dân cư có tỷ lệ nhiễm lên đến 33%. Số người nhiễm hai loại virus này ước tính khoảng hơn 10 triệu người.

Tuy nhiên, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO ở Việt Nam, cho biết chỉ có khoảng 10% số người mắc viêm gan B và C được chẩn đoán và khoảng 30% trong số đó được điều trị.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khi nhiễm virus viêm gan, người bệnh có thể tiến triển nhanh tới viêm gan cấp và suy gan, gây viêm mạn tính, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Đáng chú ý, bệnh viêm gan virus thường diễn biến thầm lặng, 90% người nhiễm không biết về tình trạng bệnh. Vì thế, khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn: Viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

“Vẫn còn hy vọng cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính để không phải điều trị thuốc cả đời, đặc biệt với người trẻ tuổi. Chúng tôi đã điều trị thành công và tạo được kháng thể cho rất nhiều bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, việc cần nhất là bệnh nhân phải chủ động phát hiện bệnh, điều trị và tuyệt đối tuân thủ phác đồ”, PGS Thành khuyến cáo.

Virus viêm gan C lây qua đường máu, hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, người dân cần chủ động phòng tránh bệnh bằng cách hạn chế việc tiêm chích không cần thiết và không an toàn; thực hiện truyền máu và các sản phẩm máu cũng như thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn an toàn.

Ngoài ra, người dân không nên xăm trổ và sử dụng ma túy (dùng chung dụng cụ tiêm chích), lưu ý quan hệ tình dục an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan C

======================

Viện Công nghệ ADN và Phân tích Di truyền ( GENLAB) được cấp phép của Bộ Khoa Học & Công nghệ trong nghiên cứu khoa học về Công nghệ gen tại Việt Nam. Với hệ thống máy móc hiện đại theo chuẩn quốc tế, cùng các Giáo sư, bác sĩ đầu ngành về di truyền học, Genlab luôn là đơn vị tiên phong trong sáng tạo và áp dụng công nghệ tiên phong về gen. Genlab cũng là đơn vị uy tín, hợp tác cùng nhiều bệnh viện đầu ngành trong cả nước trong việc nghiên cứu, thực hiện các xét nghiệm liên quan đến di truyền học.

   Các xét nghiệm ung thư di truyền tại Genlab được thực hiện trên hệ thống máy hiện đại của Mỹ với tiêu chuẩn Vàng trong xét nghiệm di truyền. Đồng thời, các bác sĩ và kỹ thuật viên hàng đầu trong lĩnh vực di truyền sẽ tư vấn và đưa ra những lời khuyên dựa trên các kết quả phân tích nhằm giúp khách hàng có một cuộc sống lành mạnh, phòng chống một cách hiệu quả những nguy cơ ung thư do di truyền để lại.

Các xét nghiệm và kết quả ung thư di truyền của Genlab được so sánh và đối chiếu từ kho dữ liệu của Quốc tế, đặc biệt là với kho dữ liệu của Châu Á nhằm đem tới kết quả chính xác nhất cho khách hàng.