Ung Thư phổi là một căn bệnh do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào, đặc biệt là ở phổi. Ung thư phổi bắt đầu chủ yếu ở phổi và có thể di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Sự lây lan của các tế bào ung thư từ cơ quan này sang cơ quan khác được gọi là di căn.
Nguyên nhân gây ra ung thư phổi
- Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc trong môi trường không khói thuốc.
- Những người có nguy cơ cao ung thư phổi đều trên 65 tuổi.
- Tiếp xúc với khí radon: Radon là nguyên tố phóng xạ là khí trơ có thể được tìm thấy trong không khí.
- Tiếp xúc với chất, khí gây ung thư: như amiăng, khói từ ống xả, than axetic hoặc tiếp xúc với urani.
- Bệnh nhân có tiền sử ung thư vú.
- Do di truyền.
- Ô nhiễm không khí:
Triệu chứng ban đầu của ung thư phổi
Bệnh nhân thường không xuất hiện triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, nhưng dần phát các triệu chứng khi ung thư bước vào giai đoạn mất kiểm soát với các biểu hiệu có thể nhận biết bên ngoài như:
- Ho mãn tính.
- Ho ra máu.
- Đau ngực.
- Thở ngắn,
- Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân,
- Thường xuyên bỏ ăn,
- Mệt mỏi toàn thân…
Chẩn đoán ung thư phổi
Để tìm ra nguyên nhân của tình trạng bất thường mà bệnh nhân hiện đang có nguy cơ mắc bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp sau:
- Chụp X- quang lồng ngực:. là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán ung thư phổi. Trong chụp ảnh ngực, các tín hiệu quan trọng như khối u, xẹp phổi và vùng ngực có thể gợi ý chẩn đoán ung thư phổi và bắt đầu các cuộc kiểm tra kỹ hơn.
- Chụp CT: cung cấp hình ảnh ngực rõ ràng hơn.
- Lấy sinh thiết phổi: Những mẫu sinh thiết lấy được, được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định.
Điều trị ung thư phổi
Sau khi nhận được chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc ung thư phổi. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phù hợp được sử dụng để điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau.
- Phẫu thuật: là phương pháp loại bỏ một số mô phổi có chứa tế bào ung thư hoặc phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ lá phổi khi các tế bào ung thư đã lan rộng khắp phổi. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ các hạch bạch huyết nếu các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết.
- Hóa trị được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm ức chế sự phát triển của khối u hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Việc sử dụng phương pháp này có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để giúp tiêu diệt giảm bớt các tế bào ung thư, Phương pháp hóa trị có thể giúp giảm đau, giảm các triệu chứng khác của ung thư di căn.
- Bức xạ: là phương pháp trực tiếp sử dụng liều cao phóng xạ vào khu vực ung thư phổi để loại bỏ tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị.
Ung thư phổi là một căn bệnh gây tử vong nhưng vẫn có cơ hội được chữa khỏi. Tuy vậy, bệnh nhân cần được chẩn đoán điều trị sớm trong giai đoạn bệnh chưa tiến triển nặng thì việc điều trị hiệu quả tốt hơn…
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào ?
Ung thư phổi, không có cách nào để phòng ngừa triệt để… Nhưng có thể làm theo hướng dẫn sau để giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc vì hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, hãy tránh xa tất cả các loại thuốc lá có chứa nhiều chất độc gây ung thư, người không hút có nguy cơ cao hơn người hút trực tiếp rất nhiều lần.
- Chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe: Nên Chọn thực phẩm tốt cho cơ thể. Nên chọn những loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau, quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm đã qua chế biến hoặc có nguồn gốc không rõ rang.
- Bảo vệ sức khỏe trong môi trường độc hại: Nếu phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc hóa chất nguy hiểm có hại cho sức khỏe gây nên các bệnh ung thư, cần tuân thủ nghiêm ngặt việc an toàn lao động tại khu vực làm việc như đeo mặt nạ phòng độc, mặc đồ bảo hộ đúng cách, đúng quy trình…
- Tập thể dục: Thường xuyên tham gia tập thể dục nâng cao sức khỏe và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tránh tập tại nơi có nhiều khói bụi, nhiều xe qua lại như vỉa hè, quanh khu vực công nghiệp…nên chọn công viên có nhiều cây xanh bao phủ xung quanh.