TIÊU CHUẨN MẪU HÀI CỐT LIỆT SỸ

Chỉ lấy mẫu sinh phẩm đối với những hài cốt liệt sĩ còn cốt (xương) và lấy mẫu theo thứ tự ưu tiên như sau:

Răng: Lấy từ 1 – 2 răng còn nguyên vẹn của bộ hài cốt (ưu tiên các răng từ lớn đến nhỏ).

Xương: Lấy 01 mẫu xương với kích thước tối thiểu 2 x 2cm theo thứ tự ưu tiên: xương dài, xương ngắn, xương khó định hình, xương dẹt, xương vừng. Lựa chọn các mẫu xương còn chắc nhất, nguyên vẹn nhất.

Trong trường hợp hài cốt đã mủn nát, không thể thu thập được răng hoặc các mảnh xương nguyên vẹn thì cố gắng chọn lựa các mẩu xương tốt nhất còn sót lại.

 TIÊU CHUẨN MẪU THÂN NHÂN LIỆT SỸ

* Đối tượng lấy mẫu sinh phẩm

Tại Công văn số 600/NCC-TBLS ngày 21/6/2012 của Cục Người có công, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có quy định đối tượng lấy mẫu sinh phẩm thân nhân gồm it nhất là mẫu của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ của Liệt sĩ, cụ thể như sau:

  • Mẹ liệt sĩ; bà ngoại của Liệt sĩ;
  • Anh chị em cùng mẹ với Liệt sĩ;
  • Bác, cậu, dì là anh chị em ruột của mẹ Liệt sĩ;

lấy mẫu sinh phẩm thân nhân Liệt sĩ

Khi không có thân nhân là những người ở nhóm nêu trên, có thể lấy của những người có quan hệ họ hàng xa hơn nhưng vẫn có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ với Liệt sĩ như:

  • Anh em con dì, con già với Liệt sĩ.
  • Con của chị gái, em gái của Liệt sĩ.

* Mẫu sinh phẩm

– Mẫu tóc: Lấy từ 10 đến 20 sợi tóc có cả chân tóc.

– Mẫu móng tay hoặc móng chân: Cắt từ 5 – 10 mẫu móng tay hoặc móng chân sau khi đã rửa sạch móng nơi cắt bằng xà phòng và bàn chải.

Mẫu sinh phẩm của thân nhân phải được gói trong giấy sạch hoặc cho vào phong bì, bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Đặt mẫu sinh phẩm của mỗi thân nhân trong một bì thư, ngoài bì ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.

Lưu ý: không dùng túi nilon kín để đựng mẫu sinh phẩm của thân nhân vì dễ bị hấp hơi làm hỏng mẫu

 THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH

Gửi mẫu sinh phẩm

Sau khi tiến hành lấy đủ mẫu sinh phẩm hài cốt Liệt sĩ và mẫu sinh phẩm của thân nhân Liệt sĩ, trong thời gian không quá 5 ngày, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thân nhân Liệt sĩ đang cư trú có trách nhiệm gửi ngay bộ mẫu sinh phẩm kèm công văn và các giấy tờ liên quan đến Cục Người có công để chuyển mẫu đến Trung tâm giám định ADN thực hiện việc xác định danh tính hài cốt Liệt sĩ.

Trường hợp thân nhân Liệt sĩ có nguyện vọng trực tiếp mang mẫu sinh phẩm đến Cục Người có công thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giới thiệu.

Trả kết quả giám định

– Các đơn vị giám định ADN sẽ chuyển kết quả giám định đến Cục Người có công.

– Căn cứ kết quả giám định ADN, Cục Người có công có công văn thông báo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và đại diện thân nhân Liệt sĩ biết.

– Những trường hợp sau khi đã giám định ADN xác định được hài cốt Liệt sĩ đúng cùng huyết thống với thân nhân Liệt sĩ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nơi có mộ) chỉ đạo việc gắn bia ghi tên Liệt sĩ và thực hiện chính sách theo quy định. Trường hợp sau khi đã giám định ADN cho kết quả hài cốt Liệt sĩ không cùng huyết thống với thân nhân Liệt sĩ thì trên bia mộ Liệt sĩ vẫn giữ nguyên những thông tin như ban đầu đã có.

– Những hài cốt Liệt sĩ đã lấy mẫu sinh phẩm để giám định ADN xác định danh tính, Sở lập danh sách theo dõi và thực hiện quản lý thông tin liên quan đến việc lấy mẫu sinh phẩm giám định lưu trong hồ sơ mộ chí.

 HỒ SƠ VÀ KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện việc giám định ADN để xác định danh tính Liệt sĩ do ngân sách Nhà nước đảm bảo từ kinh phí mộ, nghĩa trang Liệt sĩ trong kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công được giao trong dự toán hàng năm của Cục người có công để thực hiện đặt hàng đối với cơ quan giám định.

Chỉ thực hiện việc giám định ADN và hỗ trợ kinh phí một lần đối với mỗi Liệt sĩ cần xác định danh tính.

Genlab tự hào là đơn vị có nhiều năm làm việc và xử lý các xét nghiệm Hài cốt, hài cốt liệt sỹ.

Đặt lịch hẹn