Bệnh lậu là một căn bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường tình dục.Căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae), một loại vi khuẩn phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện ẩm ướt. Và trong môi trường có nhiệt độ khô ráo của hệ thống sinh sản như cổ tử cung, tử cung, niệu đạo nó cũng có thể phát triển bình thường. Nó cũng có thể phát triển ở những nơi khác, chẳng hạn như màng nhầy của khoang miệng, họng, mắt, hậu môn, …

Đọc thêm:

> Xét nghiệm HPV

Bệnh lậu có thể lây nhiễm như thế nào? Ai có yếu tố rủi ro?

Bệnh lậu có thể lây nhiễm do tiếp xúc với niêm mạc âm đạo, khoang miệng, hậu môn, dương vật có xuất tinh hoặc không. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi chuyển dạ…

Những trường hợp có thể mắc bệnh lậu gồm:

  • Thanh thiếu niên.
  • Những người có nhiều hơn một bạn tình (tức quan hệ với nhiều hơn một người).
  • Đã từng mắc bệnh này trong quá khứ hoặc đã từng bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai.
  • Không sử dụng các biện pháp an toàn  khi quan hệ tình dục như dùng bao cao su.
  • Người nghiện ma tuý.

Các triệu chứng của bệnh lậu là gì? 

Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh lậu không bao giờ xuất hiện các triệu chứng và những người bị bệnh lậu không có triệu chứng được gọi là người mang mầm bệnh không có triệu chứng, những người này vẫn có thể lây nhiễm bệnh.

Các triệu chứng ở nam giới

Trong vài tuần các triệu chứng bệnh lậu thường không xuất hiện, một số trường hợp không bao giờ có triệu chứng.

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi lây truyền. triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên ở nam giới thường là nóng rát hoặc đau khi đi tiểu

Khi lậu có dấu hiệu nặng, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn
  • Tiết dịch giống như mủ từ dương vật ( có màu trắng, vàng, be hoặc xanh lục).
  • Sưng hoặc đỏ ở đầu dương vật.
  • Đau họng dai dẳng.
  • Sưng hoặc đau tinh hoàn.

Một số trường hợp hiếm hoi, bệnh lậu có thể tiếp tục gây tổn thương cho cơ thể, đặc biệt là niệu đạo và tinh hoàn sau khi các triệu chứng đã được điều trị.

Các triệu chứng ở phụ nữ

Ở phụ nữ tình trạng mắc bệnh lậu cũng không khó xác định do không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cụ thể trong giai đoạn đầu. Khi bệnh xuất hiện các triệu chứng có xu hướng nhẹ hoặc tương tự giống các bệnh khác.

Các triệu chứng bao gồm

  • Tiết dịch từ âm đạo (nước, màu kem hoặc hơi xanh).
  • Đau hoặc cảm giác nóng khi đi tiểu.
  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên và muốn đi nhiều hơn.
  • Đau họng.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Sốt.

Biến chứng của bệnh lậu

Bệnh lậu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng lớn, chẳng hạn như:

  • Vô sinh ở phụ nữ. Bệnh lậu có thể lây lan vào tử cung và ống dẫn trứng, gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Viêm vùng chậu PID có thể dẫn đến sẹo ở ống dẫn trứng, nguy cơ biến chứng thai nghén dẫn đến vô sinh cao hơn. Viêm vùng chậu PID cần được điều trị ngay lập tức.
  • Vô sinh ở nam giới. Bệnh lậu có thể viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn không được điều trị có thể dẫn đến vô sinh.
  • Nhiễm trùng lây lan đến các khớp và các vùng khác trên cơ thể. Vi khuẩn gây bệnh lậu có thể lây lan qua đường máu và lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả khớp. Có thể xảy ra sốt, phát ban, lở loét da, đau khớp, sưng và cứng khớp.
  • Tăng nguy cơ nhiễm HIV / AIDS. Mắc bệnh lậu khiến bạn dễ bị nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi rút dẫn đến bệnh AIDS. Những người mắc cả bệnh lậu và HIV có thể dễ dàng truyền cả hai bệnh cho bạn tình hơn.
  • Các biến chứng ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh lậu từ mẹ khi sinh có thể bị mù lở mắt, lở loét trên da đầu và nhiễm trùng. 

Phòng ngừa bệnh lậu

Để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu của bạn:

  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau là cách tốt chắn nhất để ngăn ngừa bệnh lậu. Nhưng nếu quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau, nên sử dụng  biện pháp quan hệ an toàn như dung bao cao su trong bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào.
  • Kiểm tra sức khỏe khi quan hệ tình dục. Đảm bảo bạn và đối tác của bạn được kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Không quan hệ tình dục với người có dấu hiệu bị bệnh. Nếu đối tác có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lậu thì không nên quan hệ tình dục với người đó.
  • Khám thai định kỳ, Phụ nữ mang bầu nền thường xuyên khám thai định kỳ. Nếu kiểm tra phát hiện bệnh lậu, người bệnh cần phải được điều trị trước khi sinh hoặc phải áp dụng phương pháp sinh mổ để tránh lây bệnh cho trẻ sơ sinh.
  • Không cho trẻ tiếp xúc và sử dụng chung các đồ dùng cá nhân của người nhiễm bệnh như: khăn tắm, khăn mặt, bồn tắm….và các vật dụng cá nhân khác để hạn chế lây nhiễm.

Khi nào đến gặp bác sĩ

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc chảy mủ giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc trực tràng.

Nên gặp các chuyên gia, bác sĩ nếu đối tác được chẩn đoán mắc bệnh lậu. Như đã nói ở trên một số trường hợp lây nhiễm lậu rất khó phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng hoặc không có dấu hiệu và chứng. Nhưng nếu không được chẩn đoán điều trị, kịp thời có thể lây nhiễm lại cho bạn tình của mình ngay cả sau khi họ đã được điều trị bệnh. Hoặc vô tình lây truyền bệnh sang con cái mà không hề biết.