Ung thư tuyến tiền liệt được coi là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt Nam. Với bản chất của bệnh phát triển chậm và không có biểu hiện rõ ràng của bệnh. Nếu không phát hiện sớm các tế bào ung thư, nguy cơ phát bệnh và lây lan sang các bộ phận khác là không thể tránh khỏi.

 

Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt

Đó là sự gia tăng bất thường của các tế bào ung thư và kết tạo thành các khối u. Trong đó các tế bào ung thư lây lan qua máu hoặc các hạch bạch huyết đến các bộ phận khác trong cơ thể. Hiện tại, không có nguyên nhân chính xác của bệnh này. Nhưng theo số liệu thống kê nam giới trên 50 trở lên là nhóm có nguy cơ cao, di truyền là một yếu tố gây lên bệnh, những người đàn ông có gia đình có tiền sử mắc bệnh cũng có có rủi ro hơn những người bình thường, đặc biệt thói quen ăn uống và sử dụng các loại thuốc lá của nam giới góp phần tạo ra các tế bào ung thư.

 

Cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt, Hãy cẩn thận!

Đàn ông- nam giới, nên kiểm tra để kiểm tra có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây

  • Tiểu không tự chủ. tiểu chạy chậm
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt đi nhiều vào ban đêm,
  • Đau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Đau vùng lưng, đùi, hông và xương chậu.
  • Mệt mỏi, nhịp tim nhanh, thở khò khè, da nhợt nhạt do thiếu máu.
  • Vấn đề cương cứng…

Việc đi khám sớm sẽ làm tăng cơ hội chuẩn đoán, sàng lọc, điều trị và làm giảm bớt sự lây lan của bệnh.

 

Chuẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?

Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt có thể được thực hiện bằng nhiều cách bao gồm:

  • Khám lâm sàng và khám thực thể kỹ lưỡng bởi chuyên gia bác sĩ tiết niệu.
  • Xét nghiệm máu (PSA) là phương pháp xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh. Nếu mức PSA có mức thấp hơn 0,4 ng/ml , nên kiểm tra lại sau 1 năm. Nếu PSA cao hơn 0,4 ng/ml cần được kiểm tra kỹ bằng các phương pháp bổ sung.
  • Siêu âm: là phương pháp sử dụng dụng cụ chèn hậu môn để kiểm tra tuyến tiền liệt.
  • Sinh thiết là phương pháp cắt sinh thiết tuyến tiền liệt để phân tích. Việc sinh thiết sẽ xác nhận liệu có nguy xảy ra ung thư hay không.

Ung thư tuyến tiền liệt cũng như mọi  ung thư  khác trên cơ thể đều trải qua 4 giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Khối u hoặc ung thư nhỏ. Và chưa lây lan.
  • Giai đoạn 2: Các khối u lớn dần, bắt đầu lây lan trong các mô hoặc cơ quan nhưng vẫn trong các bộ phận,
  • Giai đoạn 3: Các khối u lớn dần và bắt đầu lây lan vào các mô hoặc cơ quan lân cận. Trong giao đoạn này các tế bào ung thư lan đến các hạch bạch huyết gần các mô hoặc cơ quan ung thư.
  • Giai đoạn 4: Khối u hoặc khối u cực lớn đã lan vào các mô hoặc cơ quan lân cận và đã xâm nhập vào các hạch bạch huyết gần khối u. Đến các mô hoặc cơ quan xa như phổi, gan, não, tủy xương, tuyến thượng thận, hạch bạch huyết ở khoang ngực và phía trên xương đòn.

 

Ai nên đi kiêm tra ung thư tuyến tiền liệt?

Nam giới, đàn ông trên 50 tuổi nên kiểm tra xét nghiệm sàng lọc ung thư. Trường hợp đi kiểm tra, nếu có tiền sử gia đình mắc nên kiểm tra sớm hơn ở tuổi 45. Thường xuyên đến kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần.

 

Hướng điều trị ung thư tuyến tiền liệt?

Phẫu thuật:  là phương pháp cắt bỏ toàn bộ tuyên tiền liệt. Việc điều trị tùy thuộc vào độ tuổi cũng như thể trạng của bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật này tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng cương cứng.

Xạ trị: Là phương pháp điều trị thích hợp cho bênh nhân có các tế bào ung thư đã lây lan rộng trong tuyến tiền liệt. Việc điều trị là thích hợp đối với bệnh nhân đã lớn tuổi.

Nội tiết tố: Đây là phương pháp thích hợp điều trị cho bệnh nhân đang ở giai đoạn 3-4. Giai đoạn các tế bào lan rộng sang các bộ phận khác.

Điều trị bằng hóa trị (hóa trị liệu): là phương pháp điều trị tiêu diệt tế bào ung thư. Thường được sử dụng trong giai đoạn khuếch tán kháng với liệu pháp kiểm soát nội tiết tố.

Phát hiện sớm các tế bào mang bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện cũng như điều trị. Y học tiến bộ phát triển việc xét nghiệm tầm soát ung thư trở nên cần thiết nhằm ngăn ngừa các triệu chứng cũng như kiểm soát các chứng bệnh liên quan.

Bài viết sau đó UNG THƯ TUYẾN GIÁP