Ung thư bàng quang: là một căn bệnh gây ra bởi các tế bào bất thường trong bàng quang. Các tế bào này được phân chia để tăng nhanh số lượng tế bào, số lượng đó tăng cao bất thường dần tạo thành một khối u. Bệnh sẽ có cơ hội chữa lành kịp thời nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, ngay cả khi được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu nhưng ung thư này có khả năng tái phát cao.

Nguyên nhân của ung thư bang quang

Hiện tại, nguyên nhân chính xác của ung thư bàng quang vẫn chưa được biết. Nhưng có thể thấy rằng có nhiều yếu tố có thể liên quan đến sự xuất hiện của bệnh này,

  • Hút thuốc, bệnh này chủ yếu liên quan đến hút thuốc lá các loại. vì khói thuốc lá có chứa chất gây ung thư có thể được hấp thụ vào Máu và bài tiết trực tiếp qua nước tiểu. Do đó, cho phép niêm mạc bàng quang tiếp xúc trực tiếp với chất gây ung thư.
  • Giới tính Nam, vì bệnh này được tìm thấy ở nam nhiều hơn, nội tiết tố nữ có chứa các chất ức chế sự phát triển của mô trong bàng quang Do đó có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u gây ung thư.
  • Chủng tộc: Những người da trắng có nguy cơ cao gấp đôi so với người da màu khác.
  • Những người lớn tuổi có độ tuổi từ 40-70 theo Viên Trung Ương quân đội 108.
  • Gia đình có tiền sử đã từng mắc bệnh ung thư này.
  • Do rối loạn di truyền.
  • Ăn thực phẩm có chứa nhiều nitrat như thịt hoặc thực phẩm có chứa quá nhiều dầu, mỡ.
  • Uống không đủ nước, quá ít so với mức cần thiết(2 lít).
  • Tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại trong các ngành công nghiệp, khu công nghiệp nặng…
  • Đã từng điều trị bằng Xạ trị vùng bụng hoặc xương chậu.
  • Thường xuyên uống thuốc giảm đau có chứa lượng lớn Phenacetin.
  • Một số loại thuốc chữa bệnh tiểu đường như thuốc có chứa Pioglitazone.
    được dung trong một thời gian quá dài.
  • Nhiễm giun máu (Schistosomzheim), loại ký sinh trùng này thường đẻ trứng trên thành bàng quang. Do đó gây ra kích ứng mãn tính và có thể là một yếu tố gây ung thư bàng quang.

 

Triệu chứng ung thư bàng quang

  • Đi tiểu ra máu và nếu mãn tính, có thể có ra rất nhiều.
  • Đi tiểu thường xuyên, đau rát, đi tiểu,
  • Khi lan sang các cơ quan khác có thể gây đau lưng, đau nhức xương, sung tây bàn chân, chán ăn và luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Ung thư bàng quang cũng như các ung thư khác được chia làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

  • Giai đoạn 1: Ung thư chỉ xảy ra ở niêm mạc bàng quang.
  • Giai đoạn 2: Một số tế bào đã có dấu hiệu lan vào các lớp cơ bàng quang. Tuy vậy, vẫn còn hạn chế trong bàng quang.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư bắt đầu đã lan vào thành bàng quang và đã lan đến các mô xung quanh bàng quang.
  • Giai đoạn 4: Các tế bào đã lan rộng vào các hạch bạch huyết và lan sang các cơ quan khác như hạch bạch huyết, xương, gan hoặc phổi.

 

Chẩn đoán ung thư bang quang như thế nào?

Bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang phải đến bác sĩ để được chẩn đoán bằng các phương pháp:

  • Kiểm tra nước tiểu: Bệnh nhận sẽ kiểm tra nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu khối u trong nước tiểu.
  • Nội soi đường nước tiểu: để xem cấu trúc bên trong của bàng quang niệu đạo. Nội soi này nhằm phát hiện vị trí, kích thước và hình dạng của khối u.
  • Sinh thiết :  Kiểm tra xác nhận ung thư. Việc kiểm tra  sinh thiết này bao gồm cả việc giúp xác định được các giai đoạn và sự tiến triển của các tế bào ung thư. Bằng phương pháp này việc kiểm tra luôn cho kết quả chính xác và có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán.
  • Phóng xạ học: Bằng phương pháp sử dụng CT scan, MRI hoặc siêu âm bụng để kiểm tra cấu trúc của các cơ quan trong hệ thống tiết niệu. việc kiểm tra chẩn đoán này sẽ giúp phát hiện vị trí và kích thước của ung thư. Chuyên gia, bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang ngực và quét xương để kiểm tra sự lây lan của ung thư đến phổi và xương trong trường hợp ung thư đã lan rộng.

 

Điều trị ung thư bàng quang

Điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bao gồm cả sức khỏe của bệnh nhân

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn bênh chưa tiến triển. Điều trị bằng phẫu thuật bằng camera qua niệu đạo để cắt khối u bên trong bàng quang.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn ung thư bắt đầu tiến triển. Tiến hành phẫu thuật bàng quang.
  • Giai đọan 3: Phẫu thuật cắt bàng quang triệt để kết hợp với hóa trị sau phẫu thuật.
  • Giai đoạn 4: Sử dụng hóa trị qua tĩnh mạch bằng cách này sẽ duy trì giảm ít đau nhất khi điều trị cho bệnh nhân.

 

Cách chăm sóc bản thân khi bị ung thư bàng quang.

  • Không sử dụng các loại thuốc lá, chất kích thích.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn.
  • Sử dụng nhiều loại rau, quả tươi, thực phẩm có chứa nhiều vitamin, giàu đinh dưỡng
  • Thường xuyên tham gia vận động thể dục thể thao lành mạnh phù hợp với bản thân.
  • Nên theo dõi trong khoảng 3-6 tháng để có hướng điều trị kịp thời.