Xét nghiệm ADN sử dụng để kiểm tra mối quan hệ huyết thống giữa các đối tượng với nhau. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc rằng xét nghiệm ADN có chính xác không. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho các bạn vấn đề này.

Xét nghiệm ADN có chính xác không?
Xét nghiệm ADN có chính xác không?

1. Độ chính xác của xét nghiệm ADN

Độ chính xác của xét nghiệm ADN
Độ chính xác của xét nghiệm ADN

Có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, xét nghiệm ADN trong kiểm tra mối quan hệ huyết thống có độ chính xác gần như tuyệt đối với tỷ lệ là 99,9999%.

Xét nghiệm ADN dựa trên cơ sở khoa học ADN là vật chất mang thông tin di truyền, sử dụng các tế bào của cơ thể để xác định quan hệ huyết thống giữa hai cá thể. Vậy nên xét nghiệm này có độ chính xác gần như tuyệt đối.

Vì độ chính xác cao như vậy, năm 1986, quốc gia phát triển như Mỹ đã bắt đầu chấp nhận kết quả ADN như một bằng chứng trước toà, và các toà án trên thế giới cũng lần lượt theo sau. Kết quả từ các trung tâm  xét nghiệm ADN được cấp phép hợp pháp được pháp luật Việt Nam công nhận có giá trị pháp lý. Do đó, kết quả giám định ADN có thể được dùng trong quá trình điều tra tội phạm hình sự.

2. Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên chỉ trong những trường hợp vô cùng hy hữu

Xét nghiệm ADN khi nào sai?
Xét nghiệm ADN khi nào sai?

2.1 Sai sót kỹ thuật

Việc sai sót về kỹ thuật có thể do người yêu cầu xét nghiệm hoặc do nhân viên y tế khi chẳng may để mẫu sinh phẩm bị hư hỏng hoặc bị lẫn lộn giữa các mẫu của những người khác nhau. Ngoài ra, sai sót có thể xảy ra trong quá trình phân tích ADN nếu nồng độ muối bất thường. Tuy vậy, rất khó để biết được tỉ lệ sai sót trong quá trình này, thường dao động từ 1-5%.

2.2 Sai sót do đột biến của locus STR

Theo các nghiên cứu khoa học quốc tế, bất kì locus STR nào cũng có thể xảy ra đột biến. Do đó mà sai khác trên locus có thể là do sai khác thực sự hoặc do đột biến gen. Tỉ lệ đột biến thông thường chỉ 1/1000, và khi đã tìm ra được 1 hoặc 2 sai khác ở locus thì cũng không được bỏ qua hệ số đột biến đó trong khi tính chỉ số quan hệ huyết thống PI (Paternity Index).

2.3 Chất lượng bộ kit

Theo các chuyên gia trên thế giới, trong hình sự quốc tế, khi phân tích các bộ kit có từ dưới 16 locus STR thì cần phải có 2 đến 3 locus sai khác trở lên thì mới được phép kết luận loại trừ đột biến. Thực tế, các chuyên gia đã cảnh báo rằng hai người hoàn toàn xa lạ không có cùng huyết thống vẫn có khả năng cho nhận đủ alen của bộ kit 16 locus một cách ngẫu nhiên, dẫn đến sai lầm trong kết quả xét nghiệm ADN.

Như vậy, bộ kit xét nghiệm càng nhiều locus thì tỉ lệ chính xác càng cao. Vì thế mà các trung tâm xét nghiệm hiện nay có xu hướng sử dụng các bộ kit xét nghiệm trên 20 locus, thậm chí những trung tâm uy tín sử dụng bộ kit từ 24 – 54 locus.

2.4 Các sự cố hy hữu

Một ví dụ điển hình về sai sót hy hữu trong quá trình phân tích ADN: năm 2004, khi ấy ở Madrid, Tây Ban Nha có một vụ đánh bom và một luật sư ở Mỹ đã bị tình nghi và bắt giam 2 tuần vì ông có hồ sơ ADN trùng hợp với hồ sơ ADN từ hiện trường ở Madrid, trong khi xác suất trùng hợp chỉ 1/200.000.000.

Tuy nhiên cảnh sát vẫn tiếp tục điều tra và phát hiện 1 người đàn ông khác có hồ sơ ADN trùng hợp. Sau một thời gian thẩm vấn thì chính người đàn ông ấy đã thú nhận hành vi phạm tội của mình và người luật sư được minh oan. Cuối cùng, cảnh sát đã phải xin lỗi luật sư người Mỹ và cho rằng có sai lầm trong phân tích ADN.

3. Lưu ý để có kết quả ADN chính xác

Để tránh những sai sót không đáng có trong khi xét nghiệm ADN, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Lưu ý lấy mẫu xét nghiệm ADN
Lưu ý lấy mẫu xét nghiệm ADN
  • Cẩn trọng trong quá trình thu mẫu và bảo quản mẫu, đặc biệt chú ý hơn trong cách lấy mẫu xét nghiệm ADN tại nhà.
  • Lựa chọn trung tâm xét nghiệm uy tín.

Trước khi đi xét nghiệm, bạn nên tìm hiểu về cơ sở xét nghiệm để đảm bảo các yếu tố:

  • Cơ sở xét nghiệm là chuyên khoa xét nghiệm được cấp phép 
  • Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm hay không
  • Trang thiết bị y tế có đạt tiêu chuẩn
  • Loại bộ kit dùng để xét nghiệm, bao nhiêu locus

4. Các cơ sở xét nghiệm uy tín, chính xác

4.1 Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền ( GENLAB)

Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền ( GENLAB)
Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền ( GENLAB)

Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền (GENLAB) là tổ chức khoa học và công nghệ – thành viên của Hiệp hội Khoa học hình sự Châu Á ( AFSN).

  • Địa chỉ: 112 Trung Kính, Hà Nội
  • Hotline: 0968 589 489

Genlab sở hữu đội ngũ chuyên gia di truyền học hàng đầu, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống chi nhánh thu mẫu trên toàn quốc với giá thành hợp lý. 

4.2 Viện Pháp y Quốc gia

Viện Pháp y Quốc gia là cơ quan giám định đầu ngành Pháp y Việt Nam. Trong đó, Khoa Y – Sinh học có chức năng giám định ADN, xác định huyết thống, nghiên cứu và lưu trữ tàng thư ADN, vv… 

  • Địa chỉ: 41 P. Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Hotline: 024 3974 6190 

Hiện nay, ngoài nhiệm vụ giám định ADN phục vụ các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, vv … Khoa Y Sinh học – Viện Pháp y Quốc gia còn tiến hành giám định ADN phục vụ dân sự cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

4.3 Trung tâm giám định ADN thuộc Viện Công nghệ sinh học

Trung tâm giám định ADN thuộc Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2019, trực thuộc Khoa Xét nghiệm của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam). 

  • Địa chỉ: 13 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • SĐT (lễ tân):  (024) 3556 0696.
Xét nghiệm ADN ở Genlab
Xét nghiệm ADN ở Genlab