Nguyên nhân tử vong hàng đầu tại châu Á

Việt Nam, tỷ lệ tử vong do ung thư đang thuộc “top đầu” châu Á với số  vào khoảng 115 000 người tử vong mỗi năm. Theo Bộ Y tế Việt Nam, những trường hợp tử vong do ung thư là do người bệnh đến khám ở giai đoạn muộn, các bác sĩ không thể can thiệp, chỉ có thể điều trị giảm nhẹ.

Ung thư là căn bệnh do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường trong cơ thể. Sự phát triển tế bào bất thường này có thể hình thành khối u, gây chèn ép mô xung quanh hoặc di căn đi các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao vì giai đoạn đầu của quá trình phát triển ung thư thường rất thầm lặng, không có triệu chứng đặc trưng; bệnh nhân thường đi khám và phát hiện bệnh ung thư khi đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên hoặc thực hiện tầm soát ung thư chính là chìa khóa để tăng khả năng điều trị và tỉ lệ sống sót.

Những yêu tố gây ra ung thư 

Nguồn cơn của ung thư nằm ở những biết thường về trình tự gen (đột biến) hoặc bất thường về biểu hiện gen, những gen nằm trong nhân tế bào.

Những yếu tố khác nhau có thể đồng thời tác động và gây ra những bất thường nói trên, cần nhớ rằng ung thư là những bệnh đa yếu tố. Có nhiều yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ ung thư, chẳng hạn như:

  1. Tuổi tác: Bệnh này có thể mất nhiều năm để hình thành và phát triển, bởi những đột biến trong tế bào cũng được tích lũy theo thời gian. Do đó, bệnh ung thư thường được phát hiện ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, ví dụ từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi; thực tế cho thấy độ tuổi của bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa.
  2. Những thói quen, lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia, lười vận đồng đều có thể là những yếu tố tăng nguy cơ ung thư.
  3. Tiền sử gia đình: Khoảng 5 – 10% ung thư là do di truyền từ thế hệ trước. Do đó, những người có người thân đang hoặc từng bị ung thư cần rất chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
  4. Viêm nhiễm và các vấn đề sức khỏe khác: Một số vấn đề sức khỏe mãn tính như viêm loét đại tràng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng. Nhiễm HP dạ dày mà không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, hay phụ nhiễm HPV dai dẳng cũng ốc nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn. Ngoài ra, người bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, do hệ miễn dịch cũng có vai trò trong việc ngăn chặn ung thư.
  5. Môi trường sống: Tiếp xúc các loại hóa chất độc hại như khói thuốc lá, amiăng và benzen tại nhà hoặc nơi làm việc có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này. 

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư qua đột biến gen là gì?

Như đã nói, các triệu chứng của ung thư rất khó phát hiện sớm. Tuy nhiên, có một số đặc điểm đặc biệt đánh dấu sự khởi phát của ung thư trong cơ thể. Các triệu chứng phát sinh do ung thư cũng khác nhau, tùy thuộc vào loại ung thư và các cơ quan bị ảnh hưởng bởi ung thư. Dưới đây là một số triệu chứng ung thư không nên bỏ qua:

  1. Xuất hiện khối u bất thường.
  2. Các vấn đề về hạch bạch huyết.
  3. Giảm cân không rõ lý do
  4. Ho kéo dài hoặc đau thắt
  5. Đau không có lý do.
  6. Chảy máu bất thường…

Phòng ngừa ung thư do đột

Việt Nam, mỗi năm có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với ung thư. Dưới đây là một số lưu ý để hạn chế nguy cơ ung thư:

  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá

Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

  • Tăng cường thể chất

Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày.

  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng

Bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc và thực phẩm giàu vitamin.

  • Giảm stress

Căng thẳng quá mức và kéo dài có thể dẫn đến ung thư. Hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan trước mọi vấn đề của cuộc sống.

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để làm các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm, dựa trên các yếu tố, nguy cơ bạn có.