Ung thư lưỡi là gì?
Ung thư lưỡi là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm. Căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bởi lưỡi được sử dụng để nhai thức ăn, nuốt, nói và như một cơ quan thần kinh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt, nói và gặp phải tình trạng đau nhiều. Bao gồm cả triệu chứng chảy máu trên lưỡi.
Đọc thêm:
Nguyên nhân có thể gây ra ung thư lưỡi?
- Gia đình có tiền sử bị ung thư lưỡi hoặc miệng.
- Đã từng điều trị ung thư trước đó,
- Chế độ ăn ít rau quả và nhiều thịt đỏ hoặc ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Nhiễm virus HPV.
- Hút thuốc lá, thuốc lào: Những người hút thuốc lá, thuốc lào càng nhiều, càng lâu năm thì nguy cơ ung thư càng cao. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút 30 điếu mỗi ngày nguy cơ khối u ung thư lưỡi tăng lên rõ rệt và gấp nhiều lần so với các trường hợp mắc ung thư lưỡi bởi những nguyên nhân khác.
- Sử dụng bia rượu nhiều: Nghiên cứu chỉ ra, càng uống nhiều trong nhiều ngày nhiều tháng hoặc năm. Nguy cơ mắc là rất cao so với người người bình thường, có tần suất uống thấp.
- Thói quen nhai trầu: Nhai trầu là nét đẹp văn hóa của rất nhiều dân tộc của Châu Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nhai trầu có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Vì trầu có chứa một chất gây ung thư có tên nitrosamine chất gây ra những thay đổi protein trong miệng nguyên nhân có thể gây ra ung thư.
Triệu chứng của ung thư lưỡi
- Đau họng kéo dài liên tục.
- Đau khi nhai hoặc nuốt.
- Đau ở hàm hoặc lưỡi trong thời gian dài.
- Các nốt sưng đỏ hoặc trắng bên trong miệng đặc biệt là trên lưỡi.
- Lưỡi tê dại.
- Chảy máu lưỡi.
Các giai đoạn của ung thư lưỡi
- Giai đoạn 1 – Kích thước của khối u là 2cm và chưa lan rộng.
- Giai đoạn 2 – Kích thước của khối u lớn hơn 2cm và đang phát triển.
- Giai đoạn 3 – Kích thước của khối u đã lớn hơn 5cm và bắt đầu lan rộng.
- Giai đoạn 4 – Ung thư đã bắt đầu ảnh hưởng đến miệng, môi và đang lan rộng ra các phần còn lại của cơ thể.
Điều trị ung thư lưỡi
- Phẫu thuật.
- Hóa trị.
- Xạ trị.
Cách phòng ngừa ung thư lưỡi
- Hạn chế sử dụng bia rượu, đặc biệt nên bỏ thói quen hút thuốc lá, nhai trầu.
- Ăn một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh bao gồm nhiều rau củ quả.
- Khi xuất hiện các vết loét, vết thương hoặc xuất hiện các khối u trên lưỡi không thể tự lành trong vòng 2 tuần thì nên đi khám để được chẩn đoán. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp các chuyên gia, bác sĩ có phương pháp điều trị lành bệnh sớm nhất.
- Phòng ngừa nhiễm virus HPV.
- Nếu phát hiện các mụn trắng, mụn đỏ trên lưỡi. Đặc biệt là xung quanh lưỡi nếu sau một thời gian các hạt mụn không tự biến mất bạn cũng nên đến gặp chuyên gia, bác sĩ để kiểm tra sớm và ngay lập tức.
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên và đúng cách là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm tránh những vết cắt, sưng trên bề mặt lưỡi gây tổn thương lưỡi những nguyên nhân được cho là gây ra bệnh…